Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

LỜI KHUYÊN CHO MẸ&BÉ SỐ 46


LỜI KHUYÊN CHO MẸ&BÉ SỐ 46

Mẹ

Những nguyên tắc đi thắm bà đẻ
Bạn chuẩn bị đi thăm một người quen vừa sinh em bé. Sự sáng suốt sẽ nhắc nhở bạn đừng quên những nguyên tắc giản đơn:
- Trực tiếp thỏa thuận về cuộc gặp gỡ với người mẹ trẻ chứ không gián tiếp qua bà hay người bố, bởi điều quan trọng trước nhất là cảm giác dễ chịu, thoải mái của người mẹ mới sinh con .
- Nếu bạn định mang tới chút quà là thức ăn được thì sự lựa chọn phải dừng lại ở những đồ “bổ ích” cho người mẹ, tuyệt nhiên tránh những sản phẩm không chất lượng hoặc là những đồ bà đẻ phải kiêng dùng.
- Tránh đòi bế bé hay ngồi nhìn trẻ bú, không nên đặt các câu hỏi kiểu như Mẹ có đủ sữa không? Bé có ngủ nhiều không? Đừng làm người mẹ trẻ thêm bối rối khi mọi sự còn đang bỡ ngỡ và mới mẻ.
- Tránh ngồi lâu, buôn chuyện dông dài, kín đáo theo dõi, dựa trên  tâm trạng của người mẹ mà lựa lúc ra về.
- Còn một nguyên tắc đặc biệt quan trọng là bạn chỉ có thể tới thăm gia đình có trẻ sơ sinh trong trạng thái tinh thần thật sự vui vẻ và hoàn toàn khỏe mạnh. Trước khi ngồi gần bà mẹ trẻ và em bé mới sinh nhất định phải rửa tay bằng xà phòng.

Trẻ sơ sinh

Lần đầu ướm đôi giày xinh
 Lựa chọn đôi giày cho bé yêu là một việc làm nghiêm túc. Theo ý kiến của các chuyên chỉ nên sắm đôi giày đầu tiên khi trẻ đã đứng khá vững, tầm khoảng sau 10 tháng tuổi. Trước đó, giày chỉ có mục đích chính là bảo vệ chân ấm nên đó có thể  là những đôi giày vải, giày len mềm mại. Một số điều bạn cần lưu tâm khi lần đầu tiên mua giày cho bé:
- Nhất định cần cho bé thử khi mua giày. Nắn mũi giày, giày phải dài hơn 0.5-1 cm so với đầu ngón chân trẻ.
- Để trẻ bước thử vài lần. Qua cách đi và thái độ của bé bạn có thể thấy ngay là bé có thoải mái hay không.
- Cởi bỏ giày và tất (vớ) của bé. Nếu quan sát trên chân bé thấy những vết đỏ hồng thì chứng tỏ giày chật và cọ vào chân bé.
- Xem kỹ bên trong giày xem có những nếp gấp, đường khâu là nguyên nhân làm bé đau. Kiểm tra xem giày có được trang bị miếng lót mềm mại và được gắn chắc chắn không? Bạn cũng đừng quên lưu ý tới phần bên trong của khóa giầy, tránh loại có khóa cứng, lồi bên trong.
- Tất nhiên, người chủ nhỏ cũng có quyền “bình đẳng” tham gia chọn lựa. Bé yêu sẽ rạng rỡ nụ cười trước đôi giày đẹp, xinh xắn và tiện lợi. Thậm chí, còn không chịu tháo giày ra nữa ấy chứ.

Trẻ 1 tuổi

Trò chơi “Ô tô trong đường hầm”
Người lớn định dành phút rảnh rỗi để chơi cùng con trẻ. Thật tuyệt! Vậy mà đáp lại, bé tỏ vẻ “không muốn chơi” và thờ ơ trước chiếc xe mới bằng nhựa màu sắc sặc sỡ mà bố đã mất công chọn cho bé. Chớ vội ngạc nhiên và thất vọng, điều đơn giản là rất có thể bé chưa biết chơi. Đó là người lớn chúng ta nghĩ rằng trẻ biết chơi từ khi lọt lòng mẹ, rằng đấy là một “phản xạ vô điều kiện” của chúng. Thực tế, chúng ta cần dạy bé cả cách chơi. Đem chiếc xe tải mới về, bạn hãy chỉ bảo bé yêu cách sử dụng. Đẩy kéo  xe chạy quanh nhà, chất đồ vào thùng  xe, dẫn xe vào “bãi đỗ”. Mọi hành động, cử chỉ đều được thực hiện chậm chãi với lời bình luận.
Gợi ý trò chơi cho bố và bé: Có thể làm một đường hầm cho những chiếc xe con vượt qua.
Bạn dán một ống tròn bằng giấy cứng, chẳng hạn trang lịch cũ. Buộc một dải vải nhỏ hay sợi dây vào xe. Đặt xe vào đường hầm, hai đầu dây để thòng ra 2 phía đường hầm, lần lượt kéo mỗi đầu dây để “bi, bi” ra và lùi vào tuyến hầm bí ẩn của bé.

Trẻ 2 tuổi

Vệ sinh và lịch sự
Người lớn mải vui những câu chuyện cuối năm, còn bé được tự do la cà, chốc lát cầm miếng nem, con tôm, uống vội ngụm nước chẳng biết từ li của ai. Đáng tiếc là không phải phụ huynh nào cũng coi trọng việc dạy con nguyên tắc: “Không dùng cốc và bát đũa của người khác!”. Hay cho phép “con cắn thử một miếng bánh của bạn”. Trẻ cần có thói quen chỉ ăn các thức trong bát mình, uống từ cốc của mình. Sạch sẽ, thận trọng trong ăn uống cần được giáo dục rèn luyện ngay từ khi bé còn nhỏ, và ở đây, người lớn không những luôn nhắc nhở mà còn rất quan trọng việc dạy con bằng chính thái độ hành xử của mình.

Trẻ 3-5 tuổi

Trẻ nghe lời mà không hoảng sợ
Không phải lúc nào cũng dễ dàng kiềm chế và phản ứng bình tĩnh lúc trẻ quấy nhiễu hay đùa nhờn quá chớn. Biết rằng rất khó khăn nhưng bạn hãy thử kiềm chế vì tình yêu dành cho con! Trước nhất là lời nói: Cảnh báo trước là tới lúc bạn sẽ mắng mỏ. Thường thì trẻ sẽ ngừng làm điều mà bạn khó chịu hay chạy chốn. Thử nghĩ ra những ngôn từ “đặc biệt” (không dữ dằn mà vui nhộn) đi kèm biểu lộ khuôn mặt dễ sợ, gợi ý trẻ đã tới lúc chấm dứt làm náo loạn. Sau đó mới hành động: Khi sự kiên nhẫn đã tới giới hạn, người lớn sẽ bắt đầu bằng biểu lộ sự giận dữ của mình bằng cách đập mạnh cuốn báo xuống bàn, nghiêm giọng khẽ nhắc nhở trẻ. Theo các nhà sư phạm những biện pháp thể hiện sự giận dữ  như vậy hiệu quả hơn những lời quát mắng to tiếng!

Trẻ từ 6 tuổi

Bạn con tới chơi
Con trẻ lớn lên bắt đầu có nhu cầu đến nhà nhau chơi. Đây là nguyện vọng chính đáng nhưng lúc này người lớn vẫn nên tham gia vào công tác tổ chức.
- Có thể cùng bé nghĩ trước kịch bản các trò chơi. Không để trẻ nô đùa quá chớn nên hướng năng lượng của chúng vào những trò chơi trí tuệ. Có thể chuẩn bị trước những món quà nhỏ cho các bé khi ra về.
- Lưu trước số điện thoại di động của bố mẹ bạn con, trao đổi trước về những thức ăn hay đồ uống không được khuyến khích.
- Thu dọn gọn những đồ vật dễ vỡ như gương, máy tính, tivi, bình hoa, đồ trang sức, giấy tờ.
- Trước khi bắt đầu đón khách, nhắc nhở vị chủ nhà nhỏ tuổi: hãy tiếp đón cởi mở tất cả các bạn, không thiên vị ai và cố gắng để bạn cảm thấy như đang ở nhà.