Kinh nghiệm "xương máu" trị con ngủ hay đạp chăn
Nhiều bà mẹ chẳng thể an tâm ngủ ngon khi con liên tục đạp chăn, chân tay lạnh ngắt mà chẳng biết tự đắp lại cho mình.
Hầu như tất cả những ông bố, bà mẹ đều đã từng một lần trải qua cảm giác bật dậy giữa đêm và rồi giật mình hoảng hốt khi nhìn thấy con đã tung hết chăn ra khỏi mình, có bé năm co quắp, chân tay lạnh ngắt nhưng lại không tự biết đắp chăn cho bản thân. Giải quyết vấn đề giữ ấm cho trẻ trong đêm và tránh đạp chăn khi ngủ luôn là nỗi đau đầu của rất nhiều bà mẹ, nhất là vào những ngày gió mùa Đông Bắc tăng cường như thế này, chẳng ai yên tâm mà ngủ cho được.
Có bố mẹ biết con hay tung chăn, nên mặc thật nhiều quần áo cho bé, khiến bé không xoay được mình, bị nóng bức, mồ hôi cũng không thoát ra được, ngấm ngược trở lại cơ thể, gây viêm đường hô hấp.
Để khắc phục tình trạng này, xin mách chị em một số kinh nghiệm “xương máu” trị con ngủ hay đạp chăn của các bà mẹ đi trước:
- Dùng túi ngủ là phương pháp phổ biến của nhiều bà mẹ ở nước ngoài nhưng vẫn chưa quen thuộc lắm với nhiều chị em ở Việt Nam.
Túi ngủ thường được thiết kế dưới dạng một chiếc bao bố lớn, bằng vải dày, nỉ hoặc có chần bông mà trẻ chỉ có thể thò đầu hoặc một phần hai tay ra ngoài. Tuy nhiên, giá thành của túi ngủ hiện nay cũng khá đắt, dao động từ 300.000 – 1 triệu VNĐ/cái tuỳ độ dày mỏng và thiết kế.
- Tận dụng vỏ chăn có khoá kéo là cách làm mẹo của nhiều chị em. Khi bé ngủ, mẹ kéo vỏ chăn và đặt con ở bên trong. Khi ấy, vỏ chăn sẽ giống hệt một chiếc túi ngủ mà con chỉ có thể thò cổ ra ngoài. Ưu điểm là, vỏ chăn thì rộng rãi hơn nhiều so với chiếc túi ngủ nên bé tha hồ xoay người.
- Mặc cho con đồ ngủ kiểu pyjama dày.
Khi bé đã lớn, hiếm cô nhóc cậu nhóc 2,3 tuổi não vẫn còn chịu nằm túi ngủ hay vỏ chăn. Lúc này, lựa chọn pijama ngủ cho con là giải pháp hợp lý. Khi lựa chọn đồ pijama cho con, mẹ nên lưu ý mẹo nhỏ chọn phần tay áo của đồ ngủ phải dài ra, che phủ hết bàn tay của bé. Để bé nằm lọt thỏm cả người, tay chân trong áo, nên đêm đến có muốn đạp cũng không ra nổi. Nếu có thể, nên chọn pijama loại liền bụng để giữ ấm luôn phần bụng cho bé.
- Một mẹo nhỏ hay được nhiều bà mẹ sử dụng, đó là đắp ngực con bằng một chiếc yếm mềm hay khăn mỏng rồi mới hoặc áo cotton cổ thấp thoải mái. Như vậy vừa giữ ấm ngực, tránh ho mà con không khó thở.- Để con không lạnh chân khi đi ngủ, mẹ nên lựa chọn quần liền tất bàn chân hoặc quần ống chun dài, như vậy khi con ngủ, chân của bé sẽ hoàn toàn nằm trong phần ống quần mà không lo bị tuột
- Với chăn đắp cho con, đừng nên “ki bo” mà lựa chọn chăn nhỏ, cho con đặp một chiếc chăn mỏng nhưng rộng, đêm bé cuộn người vài lần chăn sẽ quấn vào người chứ không tuột ra.
- Nên cho bé gối đầu bằng khăn tắm to gấp lại, thấm mồ hôi.
- Đặt riêng cho bé nằm một bên, tránh nằm giữa bố mẹ.
- Đắp một khăn bông to lên bụng con và sau đó đắp một chăn mỏng là vừa. Khăn bông đắp lên bụng bé rất quan trọng. Dù bé có đạp chăn ra thì vẫn có khăn bông che bụng.
- Quan trọng nhất là phòng ngủ của bé phải ấm, không có gió lùa.
- Có thể xoay tư thế cho bé nằm nghiêng, tránh ra mồ hôi trộm ở lưng.
- Những hôm trời rét đậm, có thể mặc cho bé bộ quần áo bông mỏng mềm nhưng rộng rãi.
Có bố mẹ biết con hay tung chăn, nên mặc thật nhiều quần áo cho bé, khiến bé không xoay được mình, bị nóng bức, mồ hôi cũng không thoát ra được, ngấm ngược trở lại cơ thể, gây viêm đường hô hấp.
Để khắc phục tình trạng này, xin mách chị em một số kinh nghiệm “xương máu” trị con ngủ hay đạp chăn của các bà mẹ đi trước:
- Dùng túi ngủ là phương pháp phổ biến của nhiều bà mẹ ở nước ngoài nhưng vẫn chưa quen thuộc lắm với nhiều chị em ở Việt Nam.
Túi ngủ thường được thiết kế dưới dạng một chiếc bao bố lớn, bằng vải dày, nỉ hoặc có chần bông mà trẻ chỉ có thể thò đầu hoặc một phần hai tay ra ngoài. Tuy nhiên, giá thành của túi ngủ hiện nay cũng khá đắt, dao động từ 300.000 – 1 triệu VNĐ/cái tuỳ độ dày mỏng và thiết kế.
- Tận dụng vỏ chăn có khoá kéo là cách làm mẹo của nhiều chị em. Khi bé ngủ, mẹ kéo vỏ chăn và đặt con ở bên trong. Khi ấy, vỏ chăn sẽ giống hệt một chiếc túi ngủ mà con chỉ có thể thò cổ ra ngoài. Ưu điểm là, vỏ chăn thì rộng rãi hơn nhiều so với chiếc túi ngủ nên bé tha hồ xoay người.
Khi bé đã lớn, hiếm cô nhóc cậu nhóc 2,3 tuổi não vẫn còn chịu nằm túi ngủ hay vỏ chăn. Lúc này, lựa chọn pijama ngủ cho con là giải pháp hợp lý. Khi lựa chọn đồ pijama cho con, mẹ nên lưu ý mẹo nhỏ chọn phần tay áo của đồ ngủ phải dài ra, che phủ hết bàn tay của bé. Để bé nằm lọt thỏm cả người, tay chân trong áo, nên đêm đến có muốn đạp cũng không ra nổi. Nếu có thể, nên chọn pijama loại liền bụng để giữ ấm luôn phần bụng cho bé.
- Một mẹo nhỏ hay được nhiều bà mẹ sử dụng, đó là đắp ngực con bằng một chiếc yếm mềm hay khăn mỏng rồi mới hoặc áo cotton cổ thấp thoải mái. Như vậy vừa giữ ấm ngực, tránh ho mà con không khó thở.- Để con không lạnh chân khi đi ngủ, mẹ nên lựa chọn quần liền tất bàn chân hoặc quần ống chun dài, như vậy khi con ngủ, chân của bé sẽ hoàn toàn nằm trong phần ống quần mà không lo bị tuột
- Với chăn đắp cho con, đừng nên “ki bo” mà lựa chọn chăn nhỏ, cho con đặp một chiếc chăn mỏng nhưng rộng, đêm bé cuộn người vài lần chăn sẽ quấn vào người chứ không tuột ra.
- Nên cho bé gối đầu bằng khăn tắm to gấp lại, thấm mồ hôi.
- Đặt riêng cho bé nằm một bên, tránh nằm giữa bố mẹ.
- Đắp một khăn bông to lên bụng con và sau đó đắp một chăn mỏng là vừa. Khăn bông đắp lên bụng bé rất quan trọng. Dù bé có đạp chăn ra thì vẫn có khăn bông che bụng.
- Quan trọng nhất là phòng ngủ của bé phải ấm, không có gió lùa.
- Có thể xoay tư thế cho bé nằm nghiêng, tránh ra mồ hôi trộm ở lưng.
- Những hôm trời rét đậm, có thể mặc cho bé bộ quần áo bông mỏng mềm nhưng rộng rãi.