Cách chữa đái dầm ở trẻ nhỏ
Nếu con bị đái dầm đêm, mẹ có thể tham khảo một vài cách dưới đây để trị bệnh tại nhà
- Long nhãn hoặc vải khô 5-10 quả mỗi ngày, ăn vào buổi sáng khi bụng đói. Dùng cho những trẻ sắc mặt trắng xanh, tứ chi không ấm, tiểu trong, nhiều.
Long nhãn
- Quả óc chó và nho khô: Cho con của bạn ăn 1 muỗng cà phê hạt nho khô và 2 muỗng cà phê hạt óc chó như một bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
Quả óc chó
- Ăn mật ong: Cho con uống một muỗng canh mật ong trước khi đi ngủ.
Mật ong
- Cháo nhân sâm. Gạo tẻ 100 g, rang cho nở, sau dùng lửa nhỏ hầm nhừ. Lấy 10 g nhân sâm thái lát mỏng cho vào hầm tiếp là được. Mỗi ngày cho ăn một lần, nên sử dụng thường xuyên.
Nhân sâm
- Nước rau ngót: Lấy 40g lá rau ngót tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước đun sôi để nguội, khuấy đều, để lắng gặn nước uống làm hai lần cách nhau 10 phút có tác dụng chữa dị ứng, trẻ em đái dầm.
Nước rau ngọt
- Uống nước ép nam việt quất: Đây là thứ nước rất tốt cho đường tiết niệu. Cho bé uống một ly nhỏ nước ép nam việt quất một giờ trước khi đi ngủ sẽ giúp chữa bệnh đái dầm.
Nước ép nam việt quất
- Củ mài (hoài sơn) 4 phần, sao vàng, ô dước 3 phần, ích trí nhân (quả ré) 3 phần. Ba vị sấy khô, tán mịn, luyện với hồ làm viên bằng hạt ngô, sấy khô bảo quản trong lọ sạch. Trẻ em tùy tuổi, mỗi lần cho uống 4-8g, ngày uống 2 lần với nước ấm vào lúc đói bụng.
Củ mài
- Bàng quang lợn 100 g thái miếng nhỏ, bạch quả 5 g rang chín, bóc bỏ vỏ ngoài, phúc bồn tử 10 g. Dùng vải màn khô bọc lại, ninh lấy nước để nấu canh cùng bàng quang lợn, chữa đái dầm nước trong, nhiều.
Súp bàng quang
- Hẹ tươi 100 g thái đoạn, tôm tươi 200 g. Tôm xào với dầu ăn, khi gần chín cho hẹ vào, làm món ăn thường xuyên. Dùng cho bệnh nhân sắc mặt trắng xanh, lưỡi nhạt rêu mỏng.
Hẹ xào tôm