3 điểm phân biệt trẻ ho viêm phổi và ho virus
Viêm phổi và ho cảm lạnh có nhiều triệu chứng tương tự, đôi khi cha mẹ chủ quan không đưa con đến bệnh viện khám gây nguy hiểm.
Mùa đông xuân, do khí hậu thay đổi đột ngột, không khí lạnh liên tục kéo dài, tỷ lệ trẻ mắc viêm phổi ngày càng tăng. Tuy nhiên, vì bệnh viêm phổi và cúm có nhiều triệu chứng tương tự nên đôi khi cha mẹ vì chủ quan mà trì hoãn đưa con đến bệnh viện khám.
Nếu có con đang bị ho, mẹ nên theo dõi 3 đặc điểm sau để phân biệt ho viêm phổi và ho virus cảm lạnh thông thường nhằm có biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng đắn.
1. Nhiệt độ cơ thể
Hầu hết trẻ em bị viêm phổi đều kèm theo sốt, nhưng chủ yếu là trên 38 ℃, với thời gian dài hơn, dù có cho uống thuốc hạ sốt, bé cũng chỉ mát người được một thời gian, và sau đó lặp đi lặp lại. Trẻ em bị cảm lạnh, có sốt nhẹ nhưng thường chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn
2. Nhìn kiểu ho và hô hấp
Hầu hết trẻ em bị viêm phổi có ho hoặc thở khò khè nặng, và nghiêm trọng hơn, có thể gây khó thở. Ngược lại, ho hoặc thở khò khè do cảm lạnh và viêm phế quản thường nhẹ, không gây khó thở.
3. Nhìn chế độ ăn uống
Trẻ em bị viêm phổi thường chán ăn, không muốn ăn, không ăn và thường xuyên khóc quấy. Trẻ bị cảm lạnh vẫn ăn uống bình thường, hoặc ăn, bú có giảm nhẹ, nhưng tình hình nói chung không phải là rất nghiêm trọng.
4. Trạng thái tinh thần
Trạng thái tinh thần chung của trẻ bị viêm phổi thường dễ cáu gắt, hay khóc, hay buồn ngủ… Với trẻ bị cảm thường, trạng thái tinh thần nói chung chung là tốt, vẫn có thể chơi đùa.
5. Nghe tiếng thở
Do thành ngực của trẻ mỏng,nên việc nghe phôi tương đối dễ dàng. Cha mẹ có thể chọn khoảng thời gian yên tĩnh hoặc khi em bé ngủ, áp tại lại gần hơn với thành ngực trên cả hai mặt trước và sau, lắng nghe một cách cẩn thận. Nếu nghe thấy âm thanh “gru, gru” trong lồng ngực thì là dấu hiệu chỉ ra rằng trẻ em có thể bị viêm phổi. Và trẻ em bị cảm lạnh thường không nghe thấy âm thanh này.
Làm thế nào để chăm sóc trẻ viêm phổi
1. Chế độ ăn uống nhẹ: Sau khi bé đã bị viêm phổi, nên tiếp tục cho con bú, cho ăn, ăn thức ăn dễ tiêu hóa nhẹ. Nếu trẻ bị biếng ăn, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, trẻ sơ sinh bú mẹ nên tăng số lượng cho ăn mỗi ngày để duy trì đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.
2. Chăm sóc: Làm thông mũi trước khi cho ăn, cho bú. Có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi để làm sạch mũi bé. Cho uống đủ nước để tránh thiếu nước do thở nhanh và sốt. Ngoài ra, nước còn có tác dụng loãng đàm nhớt.
3. Duy trì nhà cửa thông thoáng: Trẻ bị viêm phổi nên được giữ ấm, hít thở không khí trong lành, cấm hút thuốc trong phòng bé.Trong mùa lạnh,mẹ cần duy trì nhiệt độ thích hợp, giữ sạch không khí trong nhà, chú ý đến thông gió, có thể sử dụng máy lọc và tạo độ ẩm không khí giúp con dễ thở.