Khuyến mại đặc biệt

Giảm 10-15% cho các dịch vụ chăm sóc tại BB-Care

Niềm tin của bạn là thành công của chúng tôi

Chúng tôi luôn chăm sóc khách hàng, lấy sự hài lòng của khách hàng làm kim chỉ nam.

Tự hào là dịch vụ chăm sóc sau sinh hàng đầu Việt Nam

Chúng tôi tự hào khi được các bà mẹ trao cho trọng trách lấy lại vóc dáng của mình, và càng vui hơn khi được khách hàng đánh giá cao về điều đó.

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 7-8 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 7-8 tháng tuổi


Cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật được rất cha mẹ quan tâm bởi tính khoa học và bổ dưỡng dành cho trẻ.
Ăn dặm kiểu nhật là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học vì mục tiêu của ăn dặm kiểu Nhật là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Phương pháp này khuyến khích các mẹ dạy cho tự lập trong việc ăn uống sớm như tự cầm muỗng, nĩa tự xúc thức ăn. Cho bé ăn theo nhu cầu chính là mấu chốt quan trọng của phương pháp ăn dặm này.
Quá trình tập ăn của bé bắt đầu khi bé được 5 tháng tuổi và kết thúc khi bé 15 tháng. Bé được ăn từ loãng đến đặc dần, từ mịn đến thô dần, mỗi bước trong khoảng thời gian không quá dài nên bé không bị chán.
Những bà mẹ hiện đại không còn cho con ăn dặm kiểu truyền thống nữa mà sử dụng phương phápăn dặm kiểu Nhật. Tuy nhiên nhiều mẹ không thật sự biết cách chế biến một số loại thực phẩm. Dưới đây là thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng tuổi, các mẹ có thể tham khảo.
1. Những thông số cơ bản
- Số lượng bữa ăn: 2 bữa/ngày
- Thời gian ăn: 10h sáng và 5h chiều
- Đạm: 10-15g (trứng: cả lòng đỏ; đậu phụ 40-50g; sản phẩm sữa bò: 85-100g; thịt lườn gà; cá thịt đỏ (sau 8 tháng), gan gà)
- Cháo tỉ lệ 1:7 (10g gạo với 70ml nước): 40-80g
- Rau: 25g (dưa chuột, nấm các loại)
 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 7-8 tháng tuổi - 1
Bữa ăn của bé 7 - 8 tháng tuổi
2. Một số thực phẩm ăn được giai đoạn này
- Tinh bột: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm khoai sọ, bún, bánh phở, ngũ cốc ăn sáng, ngô nghiền, yến mạch
- Đạm: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm đậu đỏ, cá ngừ, trứng, đậu phụ, nội tạng (gan gà), trứng chim cút (từ 8 tháng trở lên), thịt ức gà, cá thịt đỏ (cá hồi- Nhóm vitamin: xà lách, ớt chuông, rau dền.
- Chất xơ: Tất cả các món của giai đoạn trước và thêm hành, dưa chuột, đậu bắp, ớt xanh, măng tây, xà lách.
3. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng tuổi
10h sáng: Các mẹ có thể cho con ăn những đồ ăn sau
- Súp khoai tây đậu Hà Lan + sữa chua
- Súp bí đỏ thịt gà + sữa chua
- Cháo thịt đậu bắp + cải bó xôi + bí đỏ + sữa chua dâu
- Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
 
Súp bí đỏ
- Cháo bánh mỳ khoai lang + súp cá rau cải + sữa chua
- Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ
- Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ
- Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát
5h chiều: Các mẹ có thể cho con ăn những đồ ăn sau
- Súp bí đỏ hạt sen + canh gà viên
 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 7-8 tháng tuổi - 3
Canh gà nấm viên
- Súp khoai tây bí đỏ + nước hầm vỏ tôm
- Mỳ trứng gà + súp cà chua cá
- Cháo trắng + cá hồi + rau ngót
- Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ
- Súp khoai tây cá hồi + susu luộc
- Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ
 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 7-8 tháng tuổi - 4
Cháo gà
- Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
Ngoài hai giờ ăn chính, các mẹ có thể cho con ăn tráng miệng với: chuối nạo, đu đủ nghiền, na dầm, xoài nạo, nước cam loãng.
4. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 8 tháng tuổi
10h sáng: Các mẹ có thể cho con ăn những đồ ăn sau
- Cháo tôm susu + trứng sốt cà chua
- Cháo đậu bắp rong biển + súp đậu thịt hành + xoài miếng nhỏ
 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 7-8 tháng tuổi - 5
Xoài các mẹ cắt miếng nhỏ cho trẻ dễ ăn
-  Cháo gà bắp cải + đu đủ thái miếng nhỏ
- Spagetty + chuối sữa chua + nước cam loãng
- Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
- Súp khoai lang đậu Hà Lan + sữa chua
- Cháo trắng + cá hồi nấu súp lơ
- Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát
5h chiều: Các mẹ có thể cho con ăn những đồ ăn sau
- Cháo trắng + canh cua mồng tơi
 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 7-8 tháng tuổi - 6
Canh cua mồng tơi
- Cháo khoai lang gan gà + súp bí đỏ + dâu tây nghiền
- Cháo thịt bò rau dền + chuối thái lát
- Súp khoai tây đậu Hà Lan + sữa chua
- Súp cá + trứng hấp nấm rơm
 Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 7-8 tháng tuổi - 7
Trứng hấp nấm rơm
- Khoai tây trộn gan gà + súp cà chua
- Cháo trắng + cá quả xào hành + bắp cải luộc
- Mỳ trứng gà + súp cà chua cá
- Cháo bò nấm + canh bí đỏ
Ngoài hai giờ ăn chính, các mẹ có thể cho con ăn tráng miệng với: chuối nạo, đu đủ nghiền, na dầm, xoài nạo, nước cam loãng.



Một số lưu ý khi cho trẻ ăn dặm ở giai đoạn này
- Theo thực đơn trên, bé có thể ăn được cháo theo tỷ lệ 1:7. Tỷ lệ 1:7 (là 1 gạo và 7 nước), nấu chín xong sau đó vẫn cần rây. Tuy nhiên, đến khi bé được khoảng 7 tháng rưỡi đến 8 tháng thì không rây mịn nữa mà cho bé ăn thô hơn, tức là không rây nữa mà chỉ cần nghiền bằng muỗng. Vì lưỡi của trẻ ngoài động tác đẩy thức ăn từ mồm vào họng thì lưỡi bé còn di chuyển theo chiều dọc, nên trong đồ ăn của bé bắt đầu có những mảnh thức ăn nhỏ lẫn bên trong để bé dùng lưỡi và vòm hàm trên nghiền ra.
- Giai đoạn này có thể cho bé ăn thịt nạc hoặc cá thịt đỏ. Nên cho thêm từng ít một để đa dạng thực đơn cho bé. Cho bé ăn nhiều loại rau xanh. Những loại rau mềm như rau chân vịt, bé mới chỉ ăn được phần lá.
- Các mẹ vẫn chưa cần nêm gia vị, nếu mẹ vẫn muốn nêm thì chỉ nêm một lượng cực nhỏ.
- Bước sang thời điểm này, các bé sẽ đưa tay ra vẩy thức ăn, nghịch ngợm. Những lúc như vậy, mẹ không nên quá khắt khe với bé, hãy để bé làm theo sở thích của mình. Việc trẻ nghịch thức ăn và bát đĩa là một cách để bé học tiếp xúc với món ăn, là liền đề quan trọng cho việc tập ăn bốc và tự bón sau này.

Cách tính mức tăng chiều cao cân nặng chuẩn nhất ít mẹ biết

Cách tính mức tăng chiều cao cân nặng chuẩn nhất ít mẹ biết


Bảng chỉ số BMI cho trẻ 0-2 tuổi mới là cách chính xác giúp các bà mẹ biết con phát triển dựa trên cả chiều cao của trẻ
Đôi khi, việc so sánh để biết con có phát triển đúng chuẩn không dựa vào bảng chiều cao, cân nặng vẫn khiến nhiều chị em lúng túng và hoài nghi. Một em bé nặng cân hơn bạn cùng trang lứa nhưng chiều cao cũng tốt thì không thể gọi là béo phì, đồng thời, một em bé tuy nhẹ cân nhưng lại có chiều cao phù hợp thì không thể coi là suy dinh dưỡng và mẹ không cần quá lo lắng.
Để biết đúng độ tăng trưởng của con và so sánh chuẩn với những em bé khác, chỉ số khối cơ thể -chỉ số BMI cho trẻ sẽ là cách tính chuẩn nhất. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều chị em lạ lẫm với khái niệm này.
Chỉ số khối cơ thể - thường được biết đến với chữ viết tắt BMI theo tên tiếng Anh Body Mass Index - được dùng để đánh giá mức độ gầy hay béo của một người. Ưu điểm của công cụ này là giúp xác định nhanh chóng tình trạng phát triển của trẻ dựa trên cả 2 chỉ số: chiều cao và cân nặng
Sử dụng chiều cao và cân nặng của bé để tính  chỉ số BMI cho trẻ  theo công thức sau:
 Cách tính mức tăng chiều cao cân nặng chuẩn nhất ít mẹ biết - 1
• So sánh chỉ số BMI của con với biểu đồ tăng trưởng chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới. Có các biểu đồ tăng trưởng riêng cho bé trai và bé gái nên mẹ nhớ sử dụng biểu đồ thích hợp với giới tính của bé.
 Cách tính mức tăng chiều cao cân nặng chuẩn nhất ít mẹ biết - 2
 Cách tính mức tăng chiều cao cân nặng chuẩn nhất ít mẹ biết - 3
 Cách tính mức tăng chiều cao cân nặng chuẩn nhất ít mẹ biết - 4
 Cách tính mức tăng chiều cao cân nặng chuẩn nhất ít mẹ biết - 5

HAI MƯƠI ĐIỀU THÚ VỊ CỦA THAI KỲ


HAI MƯƠI ĐIỀU THÚ VỊ CỦA THAI KỲ

Bước vào cuộc hành trình dài 9 tháng 10 ngày với tên gọi “mang thai”, bạn có ít nhất 20 lý do lí thú để khởi hành.

Chỉ có 40 tuần hay chín tháng. Cho dù con số 40 là số có hai chữ số, còn 9 tháng - gần như cả năm, thời gian “mang thai” sẽ trôi qua rất nhanh. Bạn hãy tin rằng, những lí do để bạn sống qua thời gian tuyệt diệu của 40 tuần lạ thường này - nhiều vô kể. Cái chính là không vội vàng, chú ý tới những điều tốt và không quên thưởng thức chúng.



1. Bạn trở thành người sở hữu một “vật chứng” vô giá – que thử thai với hai vạch màu hồng. Đó là “chữ ký” đầu tiên trong đời của bé đấy, mà bạn có thể lưu giữ như một vật kỷ vật quý báu của gia đình.

2. Hai vạch màu hồng trên que thử thai – đó là tín hiệu cho bạn bắt đầu sửa soạn cuốn “album” hành trình mang thai rồi đó. Hãy ghi lại những sự kiện đặc biệt: ngày thấy có 2 vách màu hồng, ngày phôi làm tổ trong tử cung, ngày đầu tiên bạn nghe thấy nhịp đập của tim thai… và viết ra những cảm xúc đầu tiên của mình. Cho dù đó chỉ là một vài âm từ kiểu: hoan hô, chúc mừng, úi chà, hay thiệt!, …

3. Bây giờ cuộc sống của bạn sẽ cùng một nhịp với cuộc sống của em bé đang nương tựa dưới trái tim bạn. Có nghĩa là cuộc sống của bạn từ giờ sẽ tuân theo một lịch đặc biệt. Lịch mang thai!

4. Bạn có thể khoe bức ảnh đầu tiên của bé từ 5-6 tuần tuổi - ảnh chụp qua máy siêu âm. Cho dù bé hiện giờ chỉ nhỏ như một hạt hướng dương hay một hạt đậu, nhưng bạn đã thấy trên màn hình trái tim của bé đập như thế nào cơ mà!

5. Giờ đây bạn sẽ là thành viên của một “tổ chức bí mật” với cái tên “phòng khám sản phụ khoa”. Tất nhiên phụ nữ không mang bầu cũng tới đây, nhưng các quý bà mang bầu thì là “khách” thường xuyên hơn, các bác sĩ phụ khoa sẽ luôn mỉm cười với họ, đo bụng và nghe tim thai bằng một cái ống dài dài buồn cười, giống như ống kèn của trẻ.

6. Bạn đã kể cho tất cả mọi người về vai trò mới của mình rồi chứ? Bao nhiêu nụ cười, bao nhiêu lời chúc mừng, mà trước đây bạn đâu có nhận được nhiều như vậy.

7. Cái bụng lớn lên chậm chậm sao ấy – nó chỉ bắt đầu rõ khi thai nhi được 16 tuần tuổi – nhưng ngực… không còn lời để khen nữa! Nữ minh tinh Pamela Anderson chắc hẳn sẽ cáu kỉnh cắn móng tay, vì ngực của cô ta bằng silicon, còn của bạn thì tự nhiên, và nở không kém.

8. Đây là giai đoạn cần bắt đầu một phong cách sống lành mạnh. Bỏ bút thuốc, không ăn những món vô bổ như bim bim, khoai tây chiên…, không uống nhiều cà phê, không ngồi máy tính tới sáng, thay tất cả những thói quen xấu bằng những cuộc dạo chơi, thưởng thức những cái đẹp và những cái có ích, ví dụ, một món trái cây trộn chẳng hạn. Ví dụ: xắt mấy miếng táo, mơ với một vài quả dâu tây  … cho vào một ít váng sữa đánh lên hoặc yaourt – ngon tuyệt!

9. Mang thai - một sự rèn luyện quản lý thời gian rất tốt. Bởi vì có bao nhiêu việc phải kịp làm: đi khám thai, đi làm xét nghiệm, đánh dấu sự bắt đầu một tuần mới trên lịch, uống vitamin và thuốc bổ đúng giờ, đọc bài báo mới  trên website dành cho các bà mẹ, đi xem các cửa hàng mẹ và bé để chọn xe đẩy, giường cho bé, ghế ngồi ô tô trẻ em; rất cần thường xuyên nghỉ ngắn giữa giờ nơi làm việc, để cho cơ thể thư giãn một chút, cho đôi mắt, tay chân được nghỉ, và không quên nói chuyện với bé trong bụng…

10.  Trời, bụng đã tròn rồi, hãy để tay lên bụng để cảm nhận niềm hạnh phúc nhé!

11. Từ bạn giờ đây tỏa ra ánh hào quang đặc biệt. Nó tỏa ra từng phút từng giây.

12. Bạn có cảm giác bên trong dường như có bướm bay chập chờn, như bong bóng nước múa tròn hoặc như một cánh chim bay ngang? Xin chúc mừng! Bé trong bụng bắt đầu “máy” đấy!

13.  Bây giờ có thể quên đi những bộ quần áo nghiêm túc và mặc những thứ rộng rãi, thuận tiện, thỏa mái, nhẹ nhàng, màu xanh lá cây nhạt, hồng hoặc xanh da trời… Khi bụng bắt đầu to ra bạn nên chuyển sang dùng những chiếc quần lót có đáp thêm phần vải co giãn để chứa bụng. 

14. Tất nhiên giờ đây, vào hai giờ đêm tự dưng có thể bạn thèm ăn hay uống một thứ gì đó khác lạ và người chồng thương yêu của bạn sẵn sàng đi lấy ngay cho bạn mà không hề cằn nhằn. Sau đó, bạn có quyền bắt đầu giấc ngủ ngọt ngào của mình.

15.  Hãy mua giày có dây nhé! Để làm gì? Để đôi lúc dây bị tuột ra, và  chồng bạn sẽ ngồi xổm xuống buộc dây giày cho bạn. Như cho một em bé gái nhỏ ấy. Thật thú vị phải không bạn?

16.  Hãy lập danh sách những việc bạn không thích làm (đổ rác, lau nhà, lau cửa sổ, dọn dẹp buồng vệ sinh và nhà tắm). Và học thuộc lòng đi nhé. Đùa một chút cho vui vậy thôi. Tuy nhiên sự thật là trong giai đoạn này bạn có thể cho phép mình làm nũng những người thân đôi chút và tạm nghỉ không làm một số việc nhà mà lương tâm không phải cắn rứt.

17.  Những buổi đi khám thai và những câu chuyện về thai kỳ, mua sắm đồ dùng cho bé, chọn tên cho bé thế nào cho hay và ý nghĩa, sẽ cho bé ngủ riêng hay ngủ chung với mẹ…sẽ là những mối quan tâm bất tận của người mẹ tương lai. Bạn không chỉ bận bịu chân tay mà đầu óc bạn lúc nào cũng ngập tràn suy nghĩ và ý tưởng về bé. Còn bé yêu vẫn còn ở trong bụng của bạn cũng sẽ thường xuyên cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm lo lắng mà bạn dành cho bé, tình cảm giữa hai mẹ con sẽ ngày càng bền chặt gắn bó, để đến khi bé ra đời hai người có cảm giác như đã quen nhau từ lâu lắm rồi.

18.  Bây giờ bạn có lý do để từ chối tham dự những buổi họp hành buồn tẻ, không làm việc tới khuya, không tiếp khách, đặc biệt là những người khách mà bạn không có hứng thú: kiểu như chị dâu của ông anh họ chồng và những người bà con xa lắc xa lơ khác. Bạn “mang thai” - bạn có quyền đó, và không ai có thể nói gì được bạn.

19.  Một ưu điểm nữa của việc có thai là bạn đã sắp hoàn thành nghĩa vụ của người phụ nữ đối với gia đình và xã hội – duy trì nòi giống để tiếp nối các thế hệ.

20.  Thật thích thú khi nhận thức được rằng mẹ trở thành người bạn gái thân thiết và bạn có thể chia sẻ mọi điều. Có lẽ vì bây giờ cả hai người đều là mẹ! Đôi khi cũng thật ngạc nhiên khi thấy các mối quan hệ gia đình trở nên thân tình hơn, những hiểu lầm và giận dỗi đễ dàng được hóa giải.



 Các bạn sẽ thắc mắc: Vì sao tôi biết tất cả những điều tôi viết cho các bạn?  Bởi vì chính tôi cũng đang háo hức đón chờ em bé ra đời…

LỜI KHUYÊN CHO MẸ&BÉ SỐ 46


LỜI KHUYÊN CHO MẸ&BÉ SỐ 46

Mẹ

Những nguyên tắc đi thắm bà đẻ
Bạn chuẩn bị đi thăm một người quen vừa sinh em bé. Sự sáng suốt sẽ nhắc nhở bạn đừng quên những nguyên tắc giản đơn:
- Trực tiếp thỏa thuận về cuộc gặp gỡ với người mẹ trẻ chứ không gián tiếp qua bà hay người bố, bởi điều quan trọng trước nhất là cảm giác dễ chịu, thoải mái của người mẹ mới sinh con .
- Nếu bạn định mang tới chút quà là thức ăn được thì sự lựa chọn phải dừng lại ở những đồ “bổ ích” cho người mẹ, tuyệt nhiên tránh những sản phẩm không chất lượng hoặc là những đồ bà đẻ phải kiêng dùng.
- Tránh đòi bế bé hay ngồi nhìn trẻ bú, không nên đặt các câu hỏi kiểu như Mẹ có đủ sữa không? Bé có ngủ nhiều không? Đừng làm người mẹ trẻ thêm bối rối khi mọi sự còn đang bỡ ngỡ và mới mẻ.
- Tránh ngồi lâu, buôn chuyện dông dài, kín đáo theo dõi, dựa trên  tâm trạng của người mẹ mà lựa lúc ra về.
- Còn một nguyên tắc đặc biệt quan trọng là bạn chỉ có thể tới thăm gia đình có trẻ sơ sinh trong trạng thái tinh thần thật sự vui vẻ và hoàn toàn khỏe mạnh. Trước khi ngồi gần bà mẹ trẻ và em bé mới sinh nhất định phải rửa tay bằng xà phòng.

Trẻ sơ sinh

Lần đầu ướm đôi giày xinh
 Lựa chọn đôi giày cho bé yêu là một việc làm nghiêm túc. Theo ý kiến của các chuyên chỉ nên sắm đôi giày đầu tiên khi trẻ đã đứng khá vững, tầm khoảng sau 10 tháng tuổi. Trước đó, giày chỉ có mục đích chính là bảo vệ chân ấm nên đó có thể  là những đôi giày vải, giày len mềm mại. Một số điều bạn cần lưu tâm khi lần đầu tiên mua giày cho bé:
- Nhất định cần cho bé thử khi mua giày. Nắn mũi giày, giày phải dài hơn 0.5-1 cm so với đầu ngón chân trẻ.
- Để trẻ bước thử vài lần. Qua cách đi và thái độ của bé bạn có thể thấy ngay là bé có thoải mái hay không.
- Cởi bỏ giày và tất (vớ) của bé. Nếu quan sát trên chân bé thấy những vết đỏ hồng thì chứng tỏ giày chật và cọ vào chân bé.
- Xem kỹ bên trong giày xem có những nếp gấp, đường khâu là nguyên nhân làm bé đau. Kiểm tra xem giày có được trang bị miếng lót mềm mại và được gắn chắc chắn không? Bạn cũng đừng quên lưu ý tới phần bên trong của khóa giầy, tránh loại có khóa cứng, lồi bên trong.
- Tất nhiên, người chủ nhỏ cũng có quyền “bình đẳng” tham gia chọn lựa. Bé yêu sẽ rạng rỡ nụ cười trước đôi giày đẹp, xinh xắn và tiện lợi. Thậm chí, còn không chịu tháo giày ra nữa ấy chứ.

Trẻ 1 tuổi

Trò chơi “Ô tô trong đường hầm”
Người lớn định dành phút rảnh rỗi để chơi cùng con trẻ. Thật tuyệt! Vậy mà đáp lại, bé tỏ vẻ “không muốn chơi” và thờ ơ trước chiếc xe mới bằng nhựa màu sắc sặc sỡ mà bố đã mất công chọn cho bé. Chớ vội ngạc nhiên và thất vọng, điều đơn giản là rất có thể bé chưa biết chơi. Đó là người lớn chúng ta nghĩ rằng trẻ biết chơi từ khi lọt lòng mẹ, rằng đấy là một “phản xạ vô điều kiện” của chúng. Thực tế, chúng ta cần dạy bé cả cách chơi. Đem chiếc xe tải mới về, bạn hãy chỉ bảo bé yêu cách sử dụng. Đẩy kéo  xe chạy quanh nhà, chất đồ vào thùng  xe, dẫn xe vào “bãi đỗ”. Mọi hành động, cử chỉ đều được thực hiện chậm chãi với lời bình luận.
Gợi ý trò chơi cho bố và bé: Có thể làm một đường hầm cho những chiếc xe con vượt qua.
Bạn dán một ống tròn bằng giấy cứng, chẳng hạn trang lịch cũ. Buộc một dải vải nhỏ hay sợi dây vào xe. Đặt xe vào đường hầm, hai đầu dây để thòng ra 2 phía đường hầm, lần lượt kéo mỗi đầu dây để “bi, bi” ra và lùi vào tuyến hầm bí ẩn của bé.

Trẻ 2 tuổi

Vệ sinh và lịch sự
Người lớn mải vui những câu chuyện cuối năm, còn bé được tự do la cà, chốc lát cầm miếng nem, con tôm, uống vội ngụm nước chẳng biết từ li của ai. Đáng tiếc là không phải phụ huynh nào cũng coi trọng việc dạy con nguyên tắc: “Không dùng cốc và bát đũa của người khác!”. Hay cho phép “con cắn thử một miếng bánh của bạn”. Trẻ cần có thói quen chỉ ăn các thức trong bát mình, uống từ cốc của mình. Sạch sẽ, thận trọng trong ăn uống cần được giáo dục rèn luyện ngay từ khi bé còn nhỏ, và ở đây, người lớn không những luôn nhắc nhở mà còn rất quan trọng việc dạy con bằng chính thái độ hành xử của mình.

Trẻ 3-5 tuổi

Trẻ nghe lời mà không hoảng sợ
Không phải lúc nào cũng dễ dàng kiềm chế và phản ứng bình tĩnh lúc trẻ quấy nhiễu hay đùa nhờn quá chớn. Biết rằng rất khó khăn nhưng bạn hãy thử kiềm chế vì tình yêu dành cho con! Trước nhất là lời nói: Cảnh báo trước là tới lúc bạn sẽ mắng mỏ. Thường thì trẻ sẽ ngừng làm điều mà bạn khó chịu hay chạy chốn. Thử nghĩ ra những ngôn từ “đặc biệt” (không dữ dằn mà vui nhộn) đi kèm biểu lộ khuôn mặt dễ sợ, gợi ý trẻ đã tới lúc chấm dứt làm náo loạn. Sau đó mới hành động: Khi sự kiên nhẫn đã tới giới hạn, người lớn sẽ bắt đầu bằng biểu lộ sự giận dữ của mình bằng cách đập mạnh cuốn báo xuống bàn, nghiêm giọng khẽ nhắc nhở trẻ. Theo các nhà sư phạm những biện pháp thể hiện sự giận dữ  như vậy hiệu quả hơn những lời quát mắng to tiếng!

Trẻ từ 6 tuổi

Bạn con tới chơi
Con trẻ lớn lên bắt đầu có nhu cầu đến nhà nhau chơi. Đây là nguyện vọng chính đáng nhưng lúc này người lớn vẫn nên tham gia vào công tác tổ chức.
- Có thể cùng bé nghĩ trước kịch bản các trò chơi. Không để trẻ nô đùa quá chớn nên hướng năng lượng của chúng vào những trò chơi trí tuệ. Có thể chuẩn bị trước những món quà nhỏ cho các bé khi ra về.
- Lưu trước số điện thoại di động của bố mẹ bạn con, trao đổi trước về những thức ăn hay đồ uống không được khuyến khích.
- Thu dọn gọn những đồ vật dễ vỡ như gương, máy tính, tivi, bình hoa, đồ trang sức, giấy tờ.
- Trước khi bắt đầu đón khách, nhắc nhở vị chủ nhà nhỏ tuổi: hãy tiếp đón cởi mở tất cả các bạn, không thiên vị ai và cố gắng để bạn cảm thấy như đang ở nhà.

Những đồ ăn “ngấm ngầm” làm tổn hại IQ của trẻ

Những đồ ăn “ngấm ngầm” làm tổn hại IQ của trẻ


Muốn con thông minh, học giỏi, mẹ nên hạn chế tối đa cho con ăn những loại thực phẩm này.
Có rất nhiều yếu tố tác động đến trí thông minh của trẻ sau này. Trong số đó phải kể độchế độ dinh dưỡng mà các mẹ đảm bảo cung cấp cho các bé hàng ngày. Trí tuệ, khả năng sáng tạo của trẻ có thể thay đôi được hay không là do mẹ khéo chọn thực đơn cho con. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều mẹ vẫn còn lúng túng khi đứng trước việc lựa chọn các đồ ăn thức uống bổ dưỡng và tốt cho IQ của trẻ. Chính sự lúng túng đó đôi khi khiến các mẹ lựa chọn phải các thực phẩm gây tổn hại cho não bộ của bé.
Dưới đây là danh sách một số thực phẩm không tốt cho trí thông minh của trẻ, các mẹ nên ghi chú lại để tránh nhầm lẫn.
1. Các đồ ăn nhanh
Gà rán, khoai tây chiên, bim bim (snack),…và các đồ chiên, rán luôn là các món ăn khoái khẩu của hầu hết các bạn nhỏ. Tuy nhiên nếu mẹ không để ý mà cho con ăn quá nhiều loại đồ ăn này sẽ không có một chút lợi ích nào. Đây là những món ăn chứa nhiều chất lipid peroxide có thể làm thay đổi các hóa chất trong não, dẫn đến các triệu chứng liên quan đến lo âu, hồi hộp.
 Những đồ ăn “ngấm ngầm” làm tổn hại IQ của trẻ - 1
Đây là những món ăn chứa nhiều chất lipid peroxide có thể làm thay đổi các hóa chất trong não, ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, các loại thực phẩm ăn vặt có nhiều chất béo cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất dopamine_ một hóa chất quan trọng nhằm thúc đẩy cảm giác hạnh phúc, hỗ trợ chức năng nhận thức, năng lực học tập, sự tỉnh táo và khả năng ghi nhớ. Vì vậy, để con học tốt hơn thì mẹ nên hạn chế cho con tiếp cận với các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ và chất béo.

Xúc xích cũng là một trong các thực phẩm không tốt cho trí thông minh của trẻ. Đã là trẻ nhỏ thì chắc hẳn không một bé nào có thể từ chối trước thức ăn ngon và tiện lợi này. Tuy nhiên, các mẹ nên biết rằng xúc xích được làm từ thịt nhiều mỡ, giàu năng lượng nhưng lại ít dinh dưỡng. Bởi thế, món ăn vặt này không hề có lợi cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.2. Xúc xích
Ngoài ra, trong xúc xích có chứa hóa chất, phụ gia, chất bảo quản… sẽ khiến gan của trẻ phải tăng gấp đôi năng suất để có thể đào thải những chất độc này khỏi cơ thể. Hơn nữa, trẻ có thể chán ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa kéo dài… nếu ăn xúc xích quá nhiều.
3. Bỏng ngô
Bỏng ngô cũng là một trong các đồ ăn vặt ưa thích của trẻ. Nhưng các mẹ cần biết rằng trong quá trình chế biến, bỏng rất dễ bị nhiễm chì, trong khi chì lại là nguyên tố kim loại nặng có hại cho hệ thần kinh. Sau khi trẻ tiêu thụ một lượng lớn bỏng ngô, chì sẽ ngấm vào máu gây cản trở cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, làm tổn hại đến hệ thống thần kinh. Bên cạnh đó, nó còn có thể ảnh hưởng đến sự hoạt động của khu thần kinh trung khu não, khiến trí lực của trẻ bị giảm sút.
4. Bánh kẹo, đường
Không riêng gì trẻ con, ngay cả người lớn nếu tiêu thụ đồ ngọt quá nhiều thì về lâu dài có thể sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh, làm suy giảm trí nhớ. Đồ ngọt sẽ gây cho trẻ kém ăn, giảm lượng protein và vitamin tổng hợp… khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, cản trở khả năng tìm hiểu, phán đoán, gây mất tập trung học tập…
Vì vậy, muốn não bộ của con được phát triển toàn diện, mẹ nên hạn chế tối đa những món ăn này trong thực đơn của bé.
5. Các đồ ăn chứ chất phụ gia
Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại đồ ăn dành cho trẻ em có chứa chất phụ gia, chất tạo màu, tạo hương vị để thu hút tầm nhìn của trẻ. Tuy nhiên, nếu phẩm màu chiết xuất từ tự nhiên sẽ không hại gì đến sức khỏe, nhưng phẩm màu hóa tổng hợp có thể gây ngộ độc nếu dùng nguyên chất và liều lượng cao tác động đến não và các dây thần kinh ở trẻ.
 Những đồ ăn “ngấm ngầm” làm tổn hại IQ của trẻ - 2
Trẻ ăn quá nhiều đồ ăn có chứa chất phụ gia, phẩm màu sẽ làm suy giảm trí nhớ, gây tổn hại đến não bộ (Ảnh minh họa)
Trẻ em cần protein và chất béo không no để phát triển các cơ quan và hệ thần kinh, trong khi đó phẩm màu dung nạp vào cơ thể sẽ sản sinh ra những chất độc hại như arsen hoặc chì. Các loại hóa chất này cực kỳ độc hại, kìm hãm sự phát triển não cũng như các dây thần kinh và ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Quá nhiều các phẩm màu nhân tạo cũng sẽ gây ra các triệu chứng dị ứng, chẳng hạn như bệnh hen suyễn, viêm mũi, phát ban và đau đầu. Do đó, các mẹ cần hạn chế cho con ăn các loại đồ ăn có nhiều màu sắc hoặc mùi vị quá nồng đậm.
6. Quẩy
Lượng chất nhôm chứa trong bánh quẩy tương đối cao, nếu cơ thể trẻ nhỏ hấp thu quá nhiều chất này có thể khiến thần kinh hoạt động chậm, dẫn đến tình trạng trí nhớ bị giảm sút, phản ứng chậm chạp, thậm chí còn gây ra chứng đần độn.
7. Các thực phẩm sấy khô                 
Những loại thực phẩm sấy khô nhất là cá khô, tôm khô đều rất mặn, do chứa hàm lượng muối quá lớn. Đồ ăn quá mặn sẽ làm tổn thương các mạch máu, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não. Hệ quả là tế bào thần kinh bị thiếu máu, thiếu oxy, làm trí nhớ và khả năng tư duy của trẻ bị giảm sút so với những đứa trẻ bình thường khác. Do đó, trong thực đơn các món ăn hàng ngày của bé, mẹ nên giảm thiếu lượng tối đa lượng muối.

8. Cá thu, cá ngừ
Cá là một nguồn thực phẩm phong phú chứa axit béo omega-3, là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của não bộ và đôi mắt trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các loài cá biển sâu có chứa nhiều thủy ngân như cá thu, cá kiếm, cá mập, cá pecca vàng và cá ngừ lại là những thực phẩm không tốt cho trí thông minh của trẻ.
Một lượng lớn thủy ngân có trong chế độ ăn của trẻ có thể làm suy yếu nghiêm trọng khả năng phát triển của hệ thần kinh và não bộ. Thậm chí kĩ năng nhận thức cũng như trí nhớ và mức độ tập trung, ngôn ngữ, kỹ năng vận động và khả năng nhìn của trẻ cũng bị ảnh hưởng

Minh họa cách sơ cứu trẻ bị hóc nghẹn mẹ phải biết

Minh họa cách sơ cứu trẻ bị hóc nghẹn mẹ phải biết


Hầu như bất cứ bậc phụ huynh nào cũng đã từng trải qua cảm giác thót tim khi con nuốt phải dị vật, bị hóc, nghẹn ở cổ họng.
Hầu như bất cứ bậc phụ huynh nào cũng đã từng trải qua cảm giác thót tim khi con nuốt phải dị vật, bị hóc, nghẹn ở cổ họng. Cách xử lý tình huống khi đó chỉ có thể được thực hiện trong vài phút ngăn ngủi nhưng nếu không biết làm hoặc làm không đúng cách, cha mẹ có thể đẩy con vào tình trạng nguy hiểm tính mạng.

Trẻ trong độ tuổi 1-3 rất có khả năng rơi vào các tình huống nguy hiểm này. Rủi ro có thể đến từ bất cứ “sát thủ vô hình nào”: tiền xu, kẹp tóc, đinh bấm, cúc áo, miếng gioăng cao su, đậu, lạc, nho, thạch…

Nếu đột nhiên thấy có con biểu hiện tím tái, khó thở, cha mẹ nên tiến hành sơ cứu cho bé trước khi đưa con tới bênh viện.
Cách 1: Dùng ngón tay trỏ cho vào trong cổ họng của bé, nhấn lưỡi để gây nôn nếu vật đã rơi quá sâu

 Minh họa cách sơ cứu trẻ bị hóc nghẹn mẹ phải biết - 1
Cách 2: Người lớn ngồi trên lưng ghế, một chân vắt lên chân kia, để con nằm úp mặt, đầu gối chạm vào dạ dày con, tiến hành vỗ lưng cho con từ dưới lên, khoảng 100 lần/phút.
 Minh họa cách sơ cứu trẻ bị hóc nghẹn mẹ phải biết - 2
Cách 3:  Nếu bé trên 3 tuổi, có thể tự đứng vững, hãy đứng phía sau lưng con, vòng hai tay ra trước ôm lấy ngực bé. Tay phải nắm lại, tay trái nắm lấy tay phải, hai ngón tay cái chạm vào dạ dày bé, ấn mạnh, nhanh để dị vật bắn ra ngoài.
 Minh họa cách sơ cứu trẻ bị hóc nghẹn mẹ phải biết - 3
Cách 4: Nếu bé dưới 1 tuổi, có thể trực tiếp cầm hai chân con hướng xuống đất, nắm tay rỗng vỗ vào lưng để dị vật bắn ra ngoài.
 Minh họa cách sơ cứu trẻ bị hóc nghẹn mẹ phải biết - 4
Thời gian tự sơ cứu trên nên trong khoảng 3 phút. Nếu 3 phút sơ cứu không hiệu quả, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến bệnh viện.